Chuyển đến nội dung chính

Cup C2 Là Gì? Các Thông Tin Cần Biết Về Cúp C2

cup c2

Bóng đá được gọi với cái tên đầy sức mạnh là môn “Thể thao Vua” của thế giới. Bởi nó có lượng người theo dõi và quan tâm lớn hơn rất nhiều so với những môn thể thao khác. Trong đó, có cup C2 là giải đấu thuộc quy mô tổ chức toàn cầu luôn được người hâm mộ mong chờ. Cùng Mitom TV tìm hiểu ngay những thông tin về Cup C2 nhé.

Cúp C2 là gì?

Cúp C2 là tên viết tắt của giải đấu Europa league, được Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu tổ chức thường niên vào mỗi năm. Tại đây quy tụ hàng loạt đội bóng nổi tiếng thế giới có thứ hạng cao tham gia tranh tài. Họ là những đội bóng kém may mắn khi không đủ điều kiện chơi tại giải C1 hay UEFA Champions League.

Trong lịch sử thi đấu của cup C2, chỉ có đội bóng Sevilla là duy nhất trong việc bảo vệ thành công chiếc cúp vô địch của mình. Theo luật mới bắt đầu từ mùa giải 2014 – 2015, độ chiến thắng và giành cup vô địch cup c2 sẽ có tư cách tham gia giải UEFA Champions League.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mùa giải thứ 2 của giải đấu này được tổ chức vào năm 1958 – 1960. Quy mô tham dự gồm có tất cả 16 đội bóng hàng đầu khu vực Châu Âu thời điểm đó. Khi ấy, Barca là CLB thành công có được chức vô địch danh giá.

Lịch sử hình thành nên giải đấu Cúp C2

lịch sử cup c2
Quá trình hình thành giải Cup C2

Theo ghi chép, giải đấu này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1995 – 1998 với chức vô địch thuộc về câu lạc bộ Barcelona. Những năm tiếp theo đó, Cup C2 đều được tổ chức mỗi năm một lần do sự mong đợi lớn của người hâm mộ.

Sau này, Cúp C2 đã chính thức bị  loại bỏ và sáp nhập cùng với cup c3 với cái tên là UEFA Cup. Luật chính thức của liên đoàn bóng đá châu Âu đưa ra là các đội vô địch cup thi đấu trong nước sẽ giành được tấm vé tham dự giải UEFA Cup.

Đến mùa giải 2009 – 2010, UEFA cho phép tăng số lượng đội tham dự vòng bảng lên con số 48 đội. Kể từ lúc đó, giải đấu đã chính thức được gọi tên thành UEFA Europa League, tuy nhiên vẫn có nhiều người gọi ngắn gọn là cúp C2.

Có thể thấy, trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, đến nay giải đấu này đã có nhiều sự thay đổi và mức độ phổ biến rộng rãi. Dù được đổi tên nhiều lần và tiến hành sáp nhập cùng giải đấu khác, nhưng các anh em fan bóng đá đích thực vẫn luôn biết tới Cúp C2 là gì.

Điều kiện dành cho các đội bóng tham gia Cup C2

điều kiện tham gia cup c2
Điều kiện tham gia chơi CUP C2

Quy định của ban tổ chức dành cho các đội bóng tham dự vòng bảng của Cup c2 cũng tương tự như với giải đấu Champions League. Mỗi nước sẽ có 3 đội bóng tham gia cup C2 là những đội có thành tích tốt nhất. Tuy nhiên, điều kiện chung là vậy nhưng giải đấu vẫn có một số quy tắc ngoại lệ như:

  • Các quốc gia có đội bóng xếp hạng thứ 52-53 trong suốt mùa giải sẽ chỉ được trao cho 2 suất tham dự.
  • Các giải đấu trong nước có xếp hạng 54 được 1 suất chơi tại cup C2.
  • Trong mỗi giải đấu, BTC sẽ lấy hai đội bóng xếp thứ hạng ngay dưới vị trí của các đội đủ tư cách tham gia Champions League. Và một suất thi đấu còn lại dành cho đội bóng nhận được Cup vô địch cấp quốc gia.

Thông tin về thể thức thi đấu Cúp C2

Hiện nay, ngày càng có nhiều các đội bóng mạnh đăng ký tham gia vào giải đấu này. Vậy bạn có biết thể thức được quy định chính thức cho các đội tham gia Cup c2 là gì không. Nói đơn giản thì nó chính là những điều kiện bắt buộc do ban tổ chức giải đấu đặt ra. Và những đội chơi sẽ buộc phải tuân thủ để tạo ra môi trường thi đấu cạnh tranh công bằng.

Thể thức chung

Như chúng tôi đã giới thiệu ở trên, mỗi liên đoàn bóng đá trong nước tại Châu Âu sẽ có 3 suất tham dự. Tuy nhiên, những liên đoàn xếp thứ hạng 52-54 sẽ bị giảm số lượng câu lạc bộ tham gia xuống còn 2 đội. Liên nào xếp thứ 55 được duy nhất một đội vô địch tham gia.

Ngoài ra, những đội bóng thua tại vòng loại của giải đấu Champions League sẽ được trao cho cơ hội tiếp tục tham dự tại vòng loại Europa League. Đồng thời, sau khi có kết quả 8 đội xếp thứ ba trong thi đấu vòng bảng Champions League cũng nằm trong danh sách tham gia vòng 32 đội tại cup c2. Trong giải đấu gồm có các vòng như: vòng loại – vòng bảng có 12 bảng đấu – vòng 32 đội – vòng 16 đội – tứ kết – bán kết và cuối cùng là chung kết.

Một số thể thức phụ khác

Từ mùa giải 2018 – 2019 trở lại đây, giải đấu cúp C2 đã được bổ sung thêm một vài thể thức thi đấu phụ khác. Cụ thể, những đội vô địch của giải đấu trong nước nhưng bị loại trong vòng loại của UEFA Champions League, được chuyển thẳng tới tham dự tại UEFA Europa League. Đồng thời, sẽ có tổng cộng thành viên của liên đoàn bóng đá châu Âu tham dự giải đấu này. Và việc xếp hạng của các hiệp hội tham gia sẽ dựa trên hệ số quốc gia. Trong đó:

  • Những đội xếp thứ hạng từ 1-51 có 3 suất tham dự ngoại trừ Liechtenstein
  • Các thành viên trong liên đoàn có thứ hạng từ 52-54 được tham gia 2 đội
  • Tổng số tất cả 55 đội bóng bị loại khỏi UEFA Champions League được chuyển qua thi đấu tại giải Europa League.

Thông tin thú vị về Cúp C2 bạn nên biết

thông tin về cup C2
Thông tin xoay quanh CUP C2

Anh em nên đọc ngay các nội dung thú vị của giải đấu để hiểu thêm về cup C2 là gì nhé!

  • Theo thống kê, Christian Kulik và Enrique Ribelles là những cầu thủ có số lần ra sân nhiều nhất trong các trận chung kết của cup c2.
  • Cầu thủ Jupp Heynckes là người ghi nhiều bàn thắng nhất trong tổng số 3 trận chung kết C2 với 5 bàn thắng được ghi.
  • Jose Antonio Reyes là cầu thủ có số lần giữ chức vô địch nhiều nhất tới tổng cộng 5 lần.
  • Tiền đạo Michael Rummenigge của Dortmund là người đã sút tung lưới của CLB Juventus ngay trong phút thi đấu chính thức thứ 2 trong trận chung kết. Nó được coi là bàn thắng được ghi nhanh nhất trong các kỳ vô địch cup c2.
  • Lịch sử về một trận chung kết có tới 3 cầu thủ ghi hat-trick bàn thắng đó là Vicente Guillot,  Jupp Heynckes và Luis Pujol.

Bài viết trên MiTom TV đã giúp anh em tổng hợp tất cả các thông tin chính có liên quan tới giải đấu cup c2 là gì, lịch sử hình thành và các quy định của đội bóng tham dự. Đây thực sự là một sân chơi chuyên nghiệp, quy mô lớn và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người hâm mộ không thua kém gì EURO hay World Cup.

Rate this post

Không có bình luận nào!

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.